Khi đi làm ngoài lương thì người lao động còn nhận được phụ cấp, xăng xe. Điều này đã khiến không ít người băn khoăn về phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không. Để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về luật pháp. Nếu bạn còn đang thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp về phụ cấp xăng xe và thuế TNCN nhé!
Một số khái niệm cần nắm
Trong phần đầu tiên chúng tôi sẽ chỉ ra những khái niệm cần nắm đó là phụ cấp xăng xe và thuế TNCN. Bởi khi bạn hiểu rõ bản chất của hai vấn đề này thì khi tìm hiểu phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. “Phụ cấp xăng xe” và “Thuế TNCN” đã được quy định trong các văn bản luật, cụ thể:
- Phụ cấp xăng xe: Đây chính là khoản tiền người lao động được hỗ trợ để giúp họ có động lực hoàn thành công việc tốt hơn. Đa phần người lao động khi trúng tuyển vào công ty, doanh nghiệp sẽ quan tâm rất nhiều đến vấn đề này. Thông thường những người làm nhân viên bán hàng, kinh doanh,… sẽ được hưởng phụ cấp xăng xe. Mức độ phụ cấp tùy thuộc vào tính chất công việc, chức vụ hoặc mục đích sử dụng
- Thuế TNCN: TNCN là tên gọi tắt của thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể, chính xác về TNCN. Tuy nhiên, dựa theo quy định tại luật thu thế cá nhân, các nghị định, thông tư thì có thể hiểu TNCN là thuế trực thu. Loại thuế này được tính dựa trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh
Ngoài những quy định về những thu nhập phải chịu thuế TNCN thì có những quy định về đối tượng chịu thuế này. Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã có mặt từ 183 ngày trở lên tại Việt Nam được tính trong 1 năm dương lịch. Hoặc sẽ tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, có nơi đăng ký thường trú hoặc nhà thuê tại Việt Nam theo hợp đồng dài hạn
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
Như vậy phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?
Tại khoản 2, điều 2 thuộc thông tư 111/2013/TT-BTC đã quy định chi tiết về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Trong đó có thu nhập từ tiền lương và tiền công, bao gồm:
- Tiền lương và tiền công cùng các khoản có tính chất như tiền lương tiền công dưới hình thức bằng tiền hay không bằng tiền
- Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà nằm ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức
- Phần khoán chi phí văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục,… có chi phí cao hơn quy định hiện hành của nhà nước. Trừ các trường hợp là cán bộ, công chức làm trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp; người lao động làm trong các tổ chức kinh doanh hoặc văn phòng đại diện; người làm việc trong các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện nước ngoài.
Nhìn vào quy định trên chúng ta có thể trả lời được phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không. Như vậy, phụ cấp xăng xe được tính vào thuế thu nhập cá nhân. Bởi các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng dưới mọi hình thức để phải chịu thuế TNCN.
Ngoài ra, các quy định về các khoản phụ cấp, hỗ trợ được miễn thuế không nói đến phụ cấp xăng xe. Trường hợp là khoản hỗ trợ xăng xe đi lại trong quá trình đi công tác thì được gọi là công tác phí và được miễn thuế. Tuy nhiên nó lại phải theo mức quy định của doanh nghiệp được quy định tại khoản 2.9 điều 4 thuộc thông tư 96/2015/TT-BTC.
Bên cạnh khoản phụ cấp xăng xe thì còn có quy định về việc chịu thuế thu nhập cá nhân của phụ cấp điện thoại. Theo đó:
- Nếu tiền khoán điện thoại cho người lao động để phục vụ công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong mức quy định của nhà nước thì cá nhân không phải chịu thuế TNCN. Lúc này sẽ được tính vào chi phí trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nếu mức khoán điện thoại vượt mức so với quy định của nhà nước thì cá nhân đó phải chịu thuế TNCN
- Nếu phụ cấp điện thoại được tính theo lương cho tất cả người lao động trong 1 công ty thì phụ cấp đó được tính vào chi phí được trừ. Tuy nhiên người lao động vẫn phải đóng thuế TNCN
Nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân, biết được phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không là cách để hoàn thành tốt nghĩa vụ. Trên thực tế thuế thu nhập cá nhân xuất phát từ phụ cấp xăng xe không nhiều. Chính vì vậy, hãy là một công dân sống và làm việc dựa theo khuôn khổ của pháp luật, để được pháp luật bảo vệ.