Một câu hỏi lớn được nhiều người dân đặt ra là: “ngân hàng nào sắp phá sản tại Việt Nam do ảnh hưởng nặng nề của covid-19?”. Thắc mắc này cũng là một điều khá dễ hiểu. Bởi lẽ thời gian qua, thị trường kinh tế, tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế đã không khỏi điêu đứng trước những làn sóng lây lan và ảnh hưởng xấu của đại dịch.
Thế nào là ngân hàng sắp phá sản? Nguyên nhân, dấu hiệu?
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017, có hiệu lực từ ngày 18/01/2018 đã quy định cụ thể về việc cho phép các ngân hàng phá sản.
Hiểu theo một cách phổ biến, ngân hàng phá sản được thực hiện khi một ngân hàng dừng hết toàn bộ các hoạt động kinh doanh, vì không thể tiếp tục đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính với các bên, mất hoàn toàn khả năng thanh toán.
Lúc này, ngân hàng đó phải chuẩn bị các thủ tục và gửi phương án phá sản tới Ngân hàng nhà nước. Sau khi Ngân hàng nhà nước xem xét, đánh giá sẽ trình Chính phủ phê duyệt. Việc phá sản là hình thức thông báo cho thấy ngân hàng đó sẽ hoàn toàn biến mất khỏi thị trường tài chính – tiền tệ quốc gia.
Nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị phá sản
Gồm có 03 nguyên nhân chính
- Tổng giá trị tài sản hiện có của ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất, không đủ để duy trì hoạt động kinh doanh, trả nợ với bên cho vay và người gửi,…
- Các khoản đầu tư mà ngân hàng bỏ ra thường xuyên thua lỗ, dẫn đến trình trạng tài chính ngày càng tồi tệ;
- Ngoài ra, ngân hàng còn gặp phải các sự cố khác, tác động xấu đến tình hình tài chính (Ví dụ: tình hình dịch covid-19 kéo dài).
Dấu hiệu nhận thấy một ngân hàng đang “đứng bên bờ vực phá sản”
- Nhận diện thông qua báo cáo tài chính qua các năm của ngân hàng. Nếu một ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt ngân sách, tình hình tài chính bất ổn, các chỉ số tăng trưởng giảm nhanh chóng trong nhiều năm liền;
- Báo cáo công nợ, dư nợ của nhân hàng ngày càng nhiều, tổng số nợ lớn tạo nên gánh nặng không nhỏ, đòi hỏi phải giải quyết nhưng ngân hàng đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán;
- Không thể trả lại tiền gửi của ngân hàng, cho thấy những vấn đề vô cùng nghiêm trọng liên quan đến huy động nguồn vốn lưu động của ngân hàng.
Có ngân hàng nào sắp phá sản không?
Ngân hàng là một chủ thể đặc biệt, có quan hệ mật thiết tới quản lý tài chính – tiền tệ của quốc gia, đặc biệt là đối với các ngân hàng nhà nước. Do đó, để một ngân hàng tiến đến bước phá sản là vô cùng khó.
Hơn nữa, quy trình thủ tục làm hồ sơ, xây dựng phương án phá sản khách hàng đòi hỏi rất nhiều chuyên môn và phải khả thi khi áp dụng vào thực tế. Các bước làm hồ sơ đều được kiểm soát gắt gao, cần có sự phê duyệt của Chính phủ. Chỉ khi ngân hàng hoàn tất việc phá sản, việc ngân hàng phá sản mới được công bố trên các trang thông tin.
Mặt khác, ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng rất lớn tới vòng chuyển động của kinh tế, tạo nên nhiều hậu quả khó lường. Do đó, từ trước đến nay, số lượng ngân hàng sắp phá sản luôn là số 0. Nếu ai đó hỏi bạn có ngân hàng nào sắp phá sản không thì trước hết hãy trả lời là “Không!”.
Ngân hàng phá sản có ảnh hưởng như thế nào?
Đã nói ở trên, ngân hàng là những chủ thể vô cùng đặc biệt, đặc biệt nhạy cảm. Một ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống, mạng lưới giao dịch của cả một ngân hàng lớn. Từ đó, ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trên cả nước, đến khách hàng, người dân và cả chủ thể khác.
- Đối với khách hàng gửi tiền
Ngay sau khi có quyết định phê chuẩn phương án phá sản, ngân hàng sẽ phải dọn dẹp những hậu quả pháp lý còn sót lại. Đầu tiên là thanh lý tài sản theo thứ tự luật định (chi trả các khoản nợ thuế cho cơ quan thuế, trả lại cho người nợ tiền, tổ chức tín dụng khác,..). Hầu hết các ngân hàng sẽ “chừa cho mình đường lui”, tẩu tán tài sản trước khi bị phát hiện, ngân hàng không còn đủ tài sản để hoàn trả cho người gửi. Đây chắc chắn sẽ trở thành điểm đen trong mắt khách hàng, làm họ mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, Nhà nước. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ mua vàng, đổi tiền mặt để cất trữ.
- Đối với kinh tế, tài chính nước ta
Đây là những tiêu cực, ảnh hưởng vô cùng cấu đến toàn cảnh kinh tế nước ta. Người dân không gửi tiền, ngân hàng không có vốn, ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng nặng nề. Đáng sợ hơn, việc một ngân hàng phá sản cũng có thể gây nên tình trạng loạn, dân cư biểu tình, không đông ý.
Dẫu pháp luật nước ta đã cho phép làm thủ tục phá sản và phá sản đối với những ngân hàng không có tiềm năng, yếu kém. Tuy nhiên, câu hỏi ngân hàng nào sắp phá sản vẫn còn là một ẩn số. Nhất là khi các gánh nặng về bồi thường sau khi phá sản tạo nên một vách ngăn, khiến các ngân hàng trở nên ái ngại trước các thủ tục; thay vào đó, cần đưa ra kế hoạch để khôi phục.