Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi trên thực tế, không phải ai trong chúng ta cũng có thể nắm rõ luật giao thông đường bộ. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn thông tin đầy đủ nhất về việc đi xe không chính chủ. Cùng tham khảo nhé!
Xe không chính chủ là gì?
Để biết đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì thì trước hết chúng ta cần phải hiểu về xe không chính chủ. Hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra khái niệm về xe không chính chủ. Tuy nhiên, tại điểm a khoản 4 và điểm 1 khoản 7 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ/CP cho biết lỗi “không chính chủ” là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi mua, bán, tặng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ việc thủ tục sang tên phức tạp cùng với các khoản phí phải nộp lớn. Bên cạnh đó, đa phần xe không thực hiện sang tên đều là những xe máy có giá trị thấp. Vì thế mà người dân không coi trọng việc thực hiện thủ tục này.
Như vậy, hành vi không làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng chủ sở hữu xe khi mua, bán, cho, tặng là vi phạm pháp luật. Đây chính là lý do khi lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện có thể bị phạt.
Giải đáp đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?
Những thông tin về nâng mức xử phạt xe không chính chủ, thậm chí là thu hồi xe đã gây hoang mang rất lớn trong người dân. Phần lớn do xe được bán lại từ lâu nên việc chuyển nhượng trở nên khó khăn. Cho nên nhiều người đặt ra câu hỏi: “Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?”
Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định khi điều khiển xe lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện cần có những loại giấy tiwf sau đây:
- Đăng ký xe
- Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mà người tham gia giao thông đang điều khiển. Đối với phương tiện có dung tích 50cc thì không cần bằng lái xe theo đúng quy định của pháp luật
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại điều 55 luật giao thông đường bộ
- Bảo hiểm bắt buộc đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Ngoài những loại giấy tờ nói trên thì hiện nay chưa có bất kỳ thông tin nào về những giấy tờ cần có khi điều khiển xe không chính chủ. Từ trước đến nay người ta vẫn đưa những loại giấy tờ chứng minh được quan hệ giữa chủ xe với người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, trường hợp mua bán xe từ rất lâu hoặc mất phương tiện thức liên lạc với chủ cũ khiến nhiều người mua và sử dụng xe cũ thấy hoang mang.
Những trường hợp đi xe không chính chủ sẽ bị phạt
Một vấn đề đang được khá nhiều người quan tâm ngoài việc đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì đó chính là những trường hợp bị phạt. Trên thực tế, không phải tất cả các loại xe không chính chủ đều bị phạt. Tại khoản 10 điều 80 của Nghị định 100/2019/NĐ/CP quy định về các trường hợp bị phạt như sau:
- Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác điều tra và giải quyết các vụ tai nạn khi tham gia giao thông
- Xác minh và phát hiện thông qua công tác đăng ký xe
Điều này có nghĩa nếu bạn muốn mượn xe người khác ra đường mà vi phạm những quy định về an toàn giao thông đơn thuần thì không bị xử phạt lỗi đi xe không chính chủ. Nhưng nó sẽ khách trong trường hợp bạn gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.
Tương tự, khi bạn làm thủ tục đăng ký xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu phát hiện không đăng ký xe chính chủ thì sẽ bị xử phạt.
Mức phạt áp dụng cho việc đi xe không chính chủ
Mức phạt cho lỗi đi xe không chính chủ đã được quy định tại điểm a khoản 4 và điểm i khoản 7 của điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
- Áp dụng mức phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện xe máy, ô tô hay các loại phương tiện tương tự khi không được chính chủ điều khiển trên đường
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ của ô tô, máy kéo hoặc các loại xe chuyên dùng và các phương tiện tương tự khi vi phạm
Nhìn chung mức phạt này khá lớn so với quy định trước đó tại Nghị định 46/2016/NĐ – CP. Việc chuyển giao, sang tên đổi xe đang dần được đơn giản hóa thủ tục và chi phí. Không những vậy nó còn giúp ích rất lớn trong việc quản lý các loại phương tiện. Do đó, tốt nhất là bạn nên hoàn tất cả thủ tục chuyển giao.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi “Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?”. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về giao thông đường bộ. Chúc bạn thượng lộ bình an.