Ngành thiết kế đồ họa đang là ngành nhận được sự quan tâm đến từ các bạn học sinh. Thế nhưng hầu hết các bạn đều thắc mắc nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa là gì? Học ngành thiết kế đồ họa thi những khối nào? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ phần nào giúp bạn trả lời những thắc mắc đó.
Ngành thiết kế đồ họa là gì?
Đầu tiên, để theo đuổi ngành này bạn cần biết rõ ngành thiết kế đồ họa là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất thì nó chính là nghệ thuật ứng dụng. Nó kết hợp giữa khả năng thẩm mỹ và ý tưởng. Hay được hiểu theo cách khác thì người làm thiết kế đồ họa sẽ căn cứ vào ý tưởng và khả năng thẩm mỹ, sáng tạo thông qua các phần mềm để tạo ra sản phẩm. Mục đích cuối cùng của sản phẩm chính là để kinh doanh hoặc các hoạt động xã hội.
Ngành thiết kế đồ họa thi những khối nào ?
Trong phần này chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn tổng hợp khối xét tuyển của ngành thiết kế đồ họa, cùng theo dõi nhé.
- Khối H00 (Văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục màu)
- Khối H01 (Văn, Vẽ mỹ thuật, Toán)
- Khối H03 (Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ năng khiếu)
- Khối H04 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ năng khiếu)
- Khối H05 (Văn, Vẽ năng khiếu, Khoa học xã hội)
- Khối A00 (Toán, Hóa, Lý)
- Khối A01 (Toán, Anh, Lý) Khối A16 (Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên)
- Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
- Khối C02 (Toán, Văn, Hóa)
- Khối C14 (Toán, Giáo dục công dân, Văn)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối D96 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội)
Nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa
Cho dù là ở lĩnh vực ngành nghề nào luôn luôn tồn tại những bất lợi đòi hỏi người làm nghề phải có lòng đam mê, sự đầu tư về trí tuệ và cả thời gian của bản thân để vượt qua chúng. Đối với nhà Thiết kế đồ họa thì cảm giác mãn nguyện của họ chính là khi chinh phục những thử thách này để cải thiện khả năng của mình từng ngày.
Bạn sẽ phải luôn sáng tạo trong “khuôn khổ”
Nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa là bạn sẽ luôn phải sáng tạo trong khuôn khổ. Những tác phẩm sáng tạo là của nhà thiết kế đồ họa tạo ra những đối tượng tiêu thụ chúng lại là đa dạng từ khách hàng, công chúng tới các giới chuyên môn. Ngay cả khi nhà thiết kế đã đủ khả năng để không phải phụ thuộc vào khách hàng thì họ phải cân nhắc đến thị hiếu của khán giả, và cao hơn nữa là những tiêu chuẩn rất khắt khe của giới mộ điệu.
Nhận thức nghệ thuật của những đối tượng trên không chỉ là có phần khác nhau mà có khi là mâu thuẫn mà người thiết kế không chiều lòng hết tất cả. Đó là khi họ tự cảm nhận được “khuôn khổ” sáng tạo của mình.
Phải thường xuyên làm việc thêm giờ, tăng ca
Con đường đi đến bản thiết kế cuối cùng không hề dễ dàng, bằng phẳng. Mỗi nhà thiết kế đồ họa sẽ phải tiếp nhận yêu cầu từ quản lý hoặc khách hàng, từ đó phác thảo ý tưởng, liên tục tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau trước khi hoàn thiện tác phẩm của mình. Chính sự phụ thuộc này yêu cầu nhà thiết kế phải tăng ca và ngay cả làm việc trong khi mọi người đang nghỉ ngơi.
Phải liên tục học hỏi và cập nhật các xu hướng mới
Mỗi giây trôi qua lại có hàng trăm ngàn tác phẩm sáng tạo ra đời, con người với những ý tưởng mới luôn định hình dòng chảy liên tục của xu hướng. Thử thách của nhà thiết kế đồ họa là phải cho ra đời những điều mới lạ hay chưa từng được xuất hiện, dựa trên những thứ đã tồn tại. Thời khắc những nhà thiết kế ngừng cập nhật thông tin và kiến thức mới cũng chính là lúc họ bị “trục xuất” khỏi vương quốc sáng tạo. Bạn có thể thất bại một sản phẩm nhưng không được phép ngừng học hỏi cải thiện khả năng.
Yêu cầu cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc với khách hàng
Kỹ năng giao tiếp được coi là điểm yếu của một nhà thiết kế đồ họa vì hằng ngày chỉ làm việc với công cụ vi tính. Tuy nhiên, để có thể dành được tối đa quyền kiểm soát các tác phẩm sáng tạo của mình, nhà thiết kế phải có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng. Điều này còn đòi hỏi sự thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và khéo léo khơi gợi nhu cầu trong tâm trí, suy nghĩ khách hàng để phù hợp với mong muốn sáng tạo của bản thân nhà thiết kế.
Hay bị cấp trên hối thúc công việc và tạo áp lực lớn
Môi trường làm việc phổ biến nhất của một chuyên viên thiết kế đồ họa là bộ phận marketing nội bộ của một doanh nghiệp hoặc một công ty chuyên về ngành quảng cáo. Nhà thiết kế đồ họa không chỉ nhận nhiệm vụ từ quản lý trực tiếp mà cả những yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng. Xuất phát từ việc họ khó có thể hiểu được những đặc tính về chuyên môn thiết kế, việc mâu thuẫn về thời gian nên hay phát sinh những ý muốn là không thể tránh khỏi.
Bài viết trên đây phần nào giúp bạn biết được những nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa. Tuy nhiên ngành nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm nếu thực sự bạn muốn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa này thì hãy tìm hiểu thêm về cả những ưu điểm của nó nhé.