Thái độ nghiêm túc là điều kiện kiên quyết để thành công, học tập cũng vậy! Nên cách lập kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch là một kỹ năng mà học sinh, sinh viên nhất định phải rèn luyện. Bài viết này muốn chia sẻ tới bạn những bí quyết để tạo dựng một kế hoạch học tập cá nhân cân bằng và hiệu quả nhất! Dưới đây là gợi ý các bước đơn giản để xây dựng kế hoạch học tập, cũng như một số mẹo để có được một kế hoạch hiệu quả, phù hợp với mỗi người.
Mẹo để tạo thói quen học tập
Xác định rõ mục tiêu học tập
Để bắt đầu cách lập kế hoạch học tập, bạn phải biết mình muốn học gì, cần học gì. Nếu bạn đang muốn nâng cao kỹ năng của mình và muốn học thêm một ngôn ngữ mới, hãy hình dung bạn đang du lịch đến một quốc gia khác và sử dụng các kỹ năng của bạn. Hình dung mục tiêu cuối cùng trước, sau đó cụ thể hóa nó thành các công việc nhỏ để từ từ đạt được mục tiêu đó.
Xem xét lý do tại sao bạn lại muốn học kỹ năng, kiến thức này mà không phải kỹ năng, kiến thức khác. Khi bạn trả lời tại sao bạn muốn học, tức là bạn đã xác định rõ động lực học tập rõ ràng. Động lực sẽ giúp bạn bắt đầu và vượt qua một số thời điểm khó khăn khi học kiến thức và kỹ năng mới. Tuy nhiên, làm thế nào để duy trì được động lực như lúc bắt đầu? Nó đòi hỏi đến sự nghiên cứu, sự cam kết, và đôi khi là sự trợ giúp.
Nghiên cứu khóa học
Tất nhiên, internet sẽ cung cấp vô số bài báo và các blog liên quan đến kiến thức, kỹ năng mà bạn muốn có. Tuy nhiên, cùng với việc đọc, hãy cố gắng tìm những người đã và đang làm chính xác những gì bạn tìm kiếm. Họ sẽ trở thành cố vấn cung cấp kiến thức, chuyên môn vô giá. Những lời khuyên từ họ sẽ cho bạn nhận biết cơ hội và hạn chế rủi ro. Từ đó, bạn dễ hình dung cơ bản về khóa học và chất lượng của nó.
Chia nhỏ mục tiêu
Dựa trên mục tiêu đã xác định, bạn chia nhỏ chúng và gắn với hoạt động cụ thể. Các mục tiêu nhỏ phải được đo lường.
Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng học một kỹ năng mới, hãy yêu cầu bản thân làm việc với nó hai mươi phút mỗi ngày. Hoặc, nói với bản thân rằng bạn sẽ tham dự lớp học đầy đủ. Sau khi đăng ký khoá học, hãy tạo cho chúng 1 deadline.
Mẹo để dễ dàng đạt được mục tiêu nhỏ là ghi chúng ra giấy. Việc theo dõi chúng trên giấy sẽ dễ dàng hơn, việc ghi lại hàng ngày những mục tiêu nhỏ chính là động lực để tiếp tục duy trì, bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi nhìn vào danh sách này. Hãy để danh sách này ở một nơi dễ nhìn thấy và tự thưởng cho mình mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ.
Tập trung và cam kết
Với kế hoạch đã đề ra, bạn phải hết sức là tập trung. Nếu một phần kế hoạch của bạn là dành thời gian để học điều gì đó mới, thì bạn phải tạo một lịch trình khuyến khích hành vi này. Bạn cần phải thức dậy sớm hơn 15 phút để tập trung vào việc học, hãy thực hiện nó. Tóm lại, bạn cần thay đổi để phù hợp cho kế hoạch học tập.
Thay đổi hành vi là đòi hỏi sự cam kết thực hiện. Bạn biết mình phải làm gì là tốt nhất cho bản thân. Nếu bạn cần tự thưởng cho bản thân khi đạt được những mốc cụ thể, thì hãy làm điều đó. Bất cứ điều gì là cần thiết để khuyến khích bạn tiếp tục cam kết và tập trung sẽ giúp bạn tiếp tục hành trình.
Theo đúng kế hoạch
Hãy tranh thủ sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè. Khi gặp khó khăn thì sự hỗ trợ từ người thân là động lực bạn theo đuổi bản kế hoạch học tập đã được thiết lập. Những việc nhỏ lại có hiệu quả bất ngờ, nên bạn đừng ngại thử nghiệm để theo đúng kế hoạch
Vận dụng kiến thức, kỹ năng
Học tập liên quan đến việc thay đổi hành vi. Với mỗi kỹ năng bạn học được, hãy sử dụng nó, nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, hãy tìm cơ hội để được thực hành kỹ năng mới của bạn. Bạn càng luyện tập và sử dụng kỹ năng mới của mình thì bạn càng có nhiều khả năng sở hữu nó. Tìm cách để chia sẻ kiến thức của bạn, sử dụng nó trong công việc, viết blog hoặc dạy cho người khác.
Cách lập kế hoạch học tập thật hiệu quả
Thiết lập ra mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn
Khi xác định được mục tiêu học tập, việc xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện và bám sát kế hoạch đã đề ra.
Mục tiêu ngắn hạn như ôn tập cho kỳ kiểm tra trong 1 tuần, hay đọc xong tài liệu tham khảo trong vòng 2 tuần,… Bạn nên để đơn vị tính theo ngày, bạn cần bao nhiêu ngày cho mỗi mục tiêu ngắn hạn cụ thể.
Mục tiêu dài hạn như thi đại học, thi chứng chỉ, hay phỏng vấn cho 1 vị trí mới,… Bạn sử dụng thông tin về thời gian và mục tiêu dài hạn hơn để tính toán các mục tiêu ngắn hạn
Xác định các hạng mục ưu tiên
Xếp hạng các mục tiêu học tập theo mức độ quan trọng, bạn cần ưu tiên theo thứ tự.
Dành thời gian trống để cho các hoạt động khác
Bạn không thể học tập tốt nếu không dành thời gian để nghỉ ngơi, giải trí.
Cân nhắc cách học khiến bạn yêu thích
Bạn thích nghe audio hay xem video, bạn tập trung vào buổi sáng hay buổi tối, bạn thuộc người có kỷ luật hay hay trì hoãn.
Theo sát kế hoạch học tập
Bạn đánh dấu mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, hoặc có thể tự thưởng sau mỗi khi đạt được một mục tiêu. Có một cách nữa là tìm ra đồng đội để cùng giám sát nhau theo sát kế hoặc, nếu không thì đơn giản là bạn chia sẻ mục tiêu với mọi người để có thêm động lực hoàn thành.
Kết luận
Cách lập kế hoạch học tập cá nhân là điều rất cần thiết khi bạn thực sự muốn đạt được mục tiêu. Việc học dễ hay khó, thú vị hay nhàm chán, hiệu quả hay không hiệu quả là do chính bạn quyết định. Hãy cùng xây dựng kế hoạch học tập cá nhân thật chi tiết!